QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ Năm học 2016 - 2017

Thứ hai - 24/10/2016 09:04
PHÒNG GIÁO VÀ ĐÀO TẠO       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        HUYỆN DẦU TIẾNG                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG TH THANH TUYỀN             
Số: 08/QC.TT                        Thanh Tuyền, ngày 01 tháng 08 năm 2016
                                                            
 
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
Năm học 2016 - 2017
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi: Quy định này là quy định về công tác bảo vệ tại trụ sở cơ quan trường tiểu học Thanh Tuyền, Ấp Rạch Kiến, Xã Thanh Tuyền, Huyện Dầu Tiếng.
2. Đối tượng áp dụng:
-Công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm việc hàng ngày tại trường tiểu học Thanh Tuyền.
-Những người làm việc thường xuyên (theo hợp đồng) nhân viên phục vụ. Cơ sở nấu Hoàng Ân.
- Phụ huynh... đến làm việc, liên hệ công tác, dự họp, hội nghị, hội thảo.... (sau đây gọi chung là dự họp).
Điều 2. Giấy tờ hợp lệ khi vào nhà trường:
Công chức, viên chức, Phụ huynh khi ra vào cơ quan phải có một trong những giấy tờ sau:
1. Đối với công chức, viên chức là CB.GV-CNV phải mang theo thẻ (Logo) ra vào cơ quan, hoặc giấy tờ khác: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ công đoàn viên, thẻ Đảng, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Đối với phụ huynh... đến dự họp tại trường.
- Giấy mời họp (bản chính).
- Giấy giới thiệu
- Giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ ngành, huy hiệu ...)
 
Chương II
CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG
 
Điều 3. Chức năng của bảo vệ:
- Bảo vệ trường học có chức năng quản lý công chức, viên chức, người làm việc thường xuyên tại trường.
- Khi ra, vào cổng phải thông qua các giấy tờ hợp lệ và ghi chép vào sổ theo dõi, hướng dẫn phụ huynh khi có yêu cầu, phối hợp với lực lượng bảo vệ đảm bảo an toàn.
Điều 4. Nhiệm vụ của nhân viên:
- Bảo vệ làm việc tại phòng bảo vệ  từ 24/24 các ngày làm việc. Khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, logo theo quy định, có thái độ lịch sự, ứng xử đúng mực, hướng dẫn chu đáo.
Nhiêm vụ cụ thể:
1. Kiểm tra giấy tờ, ghi sổ theo dõi, phát thẻ khách cho khách khi vào cơ quan và thu thẻ phụ huynh khi phụ huynh ra khỏi trường học.
Những trường hợp sau đây không áp dụng phát thẻ khách:
- Lãnh đạo SGD, PGD, Chuyên viên PGD, Đảng Ủy, UBND xã, Công An, chi bộ địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Các tổ chức .... đến thăm, dự họp, làm việc với các đơn vị trong trường học tiểu học Thanh Tuyền đã được cấp lãnh đạo báo trước.
- Đại biểu đến dự họp có mang theo giấy mời.
2. Chỉ dẫn địa điểm cho Phụ huynh khi cần.
3. Hướng dẫn phụ huynh trong các trường hợp khác:
- Đối với Phụ huynh đến gặp, làm việc với ban giám hiệu nhà trường: Căn cứ lịch làm việc tuần của nhà trường để chỉ dẫn địa điểm làm việc cho phụ huynh và báo cho bộ phận văn phòng trường học- công đoàn trường học, đón tiếp hoặc mời phụ huynh vào văn phòng  (nếu khách chưa đăng ký trước) đồng thời báo cho văn thư trường học giúp việc Hiệu trưởng xin ý kiến.
- Đối với Phụ huynh đến làm việc với các đơn vị: Mời khách vào phòng chờ và điện thoại mời đại diện đơn vị trường học ra đón phụ huynh.
- Đối với nhà báo- Đài truyền hình...: Đến dự họp, làm việc không có giấy mời, đơn vị chủ trì cung cấp để hướng dẫn nhà báo, truyền hình tới địa điểm họp, làm việc. Nhà báo  Đài truyền hình không có trong danh sách thì báo cho Hiệu trưởng giải quyết. Nhà báo, Đài tuyền hình đến làm việc với tại trường học với trường hợp khác: Mời nhà báo vào phòng chờ… và điện thoại mời đại diện đơn vị trường học ra đón. Trường hợp không rõ thì bảo vệ thông báo cho hiệu trưởng.
- Đối với phụ huynh đến khiếu nại, tố cáo:
          Trường hợp phụ huynh đến đúng lịch tiếp công dân của nhà trường: Mời phụ huynh vào phòng hội đồng.
          Trường hợp khiếu nại, tố cáo đột xuất: Mời phụ huynh vào phòng hội đồng, đồng thời thông báo với Ban giám hiệu.
          Trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người: Báo cáo ngay với Công an xã Thanh Tuyền, công an ấp,  để  hỗ trợ đảm bảo an ninh, trật tự, đồng thời thông báo với lãnh đạo PGD.
4. Không cho Phụ huynh vào cơ quan trường học khi trong trạng thái say xỉn, quá khích, không tự kiểm soát được hành vi cá nhân, có biểu hiện gây rối, mất trật tự.
5. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được trang bị phục vụ cho công tác dạy và học.
6. Phối hợp với lực lượng bảo vệ cơ quan thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công chức, viên chức, phụ huynh và những người liên quan thực hiện quy định này.
7. Thực hiện những nhiệm vụ khác  như : Tưới cây, sữa chữa nhỏ ...do chi bộ và BGH, công đoàn phân công.
Điều 5. Trách nhiệm của cán bộ - giáo viên- nhân viên:
- Mang thẻ, logo... ra vào cơ quan khi qua cổng bảo vệ.
- Khi qua cổng bảo vệ không đeo kính đen, không đeo khẩu trang, khăn che mặt, không để kính mũ bảo hiểm che kín mặt.
- Đối với công chức, viên chức đi làm bằng xe máy, xe đạp khi qua cổng bảo vệ phải xuống xe, dắt xe đi qua cổng.
- Đối với cán bộ - giáo viên- nhân viên đi làm bằng ô tô cá nhân phải đăng ký với nhà trường để được cấp giấy phép cho ô tô ra vào nhà trường.
Điều 6. Trách nhiệm của nhà trường:
-Nhà trường chủ trì tổ chức các cuộc họp phải cung cấp danh sách đại biểu, khách mời, nhà báo... cho văn phòng trường học ( Bộ phận bảo vệ) trước một ngày diễn ra sự kiện.
-Nhà trường cung cấp danh sách khách mời.... được mời dự làm việc, họp (có giấy mời và không có giấy mời) do nhà trường tổ chức. Báo cho bộ phận bảo vệ trước 1/2 ngày diễn ra sự kiện, tổ chức lễ. Hiệu trưởng để xem xét giải quyết những vấn đề phát sinh đối với Phụ huynh.
- Nhà trường có mời người nước ngoài làm việc có thời hạn tại nhà trường phải đăng ký danh sách với Hiệu trưởng, công an. Làm thủ tục ra, vào cơ quan trường học.
- Đăng ký với bộ phận bảo vệ nhà trường địa điểm tiếp nhận công văn, báo chí, dịch vụ, hàng hóa đưa vào cơ quan trường học.
- Cử đại diện ra tiếp, đón khách lãnh đạo cấp trên khi có thông báo của bộ phận bảo vệ.
- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành quy định ra vào trường học.
Điều 7. Trách nhiệm của Phụ huynh:
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ cho bộ phận bảo vệ khi vào cơ quan trường học.
- Nêu yêu cầu với bộ phận bảo vệ  để được hướng dẫn.
- Cấm mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các loại chất độc hại khác vào cơ quan trường học.
Điều 8 . Trách nhiệm công đoàn:
- Bảo vệ là công đoàn viên thực hiện công tác theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
- Trang bị, bảo đảm điều kiện làm việc cho bộ phận bảo vệ.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ.
 
Chương III
CÔNG TÁC BẢO VỆ
 
Điều 9. Chức năng của lực lượng bảo vệ: Bảo vệ có chức năng đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản trong nhà trường. Hướng dẫn công chức, viên chức và khách để phương tiện đi lại đúng nơi quy định, trực điện thoại, tiếp nhận công văn, thư báo đến cơ quan ngoài giờ làm việc.
Điều 10. Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ: Bố trí lực lượng bảo vệ trực theo ca liên tục 24h/24h trong ngày. Mỗi ca có trưởng ca điều hành chung, phân công việc cụ thể cho từng nhân viên bảo vệ.
Nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Trực tại cổng chính, tuần tra từ cổng chính đến tất cả các vị trí trọng yếu trong nhà trường nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm an toàn, trật tự được quyền kiểm tra giấy tờ đối với người, hàng hoá, phương tiện ra vào cơ quan, nếu phát hiện người đột nhập vào cơ quan phải thực hiện biện pháp nghiệp vụ bảo vệ, để khống chế đối tượng đồng thời báo cho nhà trường và cơ quan công an phối hợp giải quyết.
2. Trường hợp xảy ra cháy, nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng v.v…trong cơ quan phải tổ chức cứu chữa kịp thời, bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt giữ người phạm tội quả tang và báo ngay cho Nhà trường và cơ quan công an nơi gần nhất.
3. Không cho phép mang vật tư, tài sản ra vào cơ quan khi chưa có đủ giấy tờ hợp lệ, tường hợp không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ và kịp thời báo cáo nhà trường.
4. Ghi chép đầy đủ diễn biến và các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ đã thực hiện trong ca trực, tổ chức bàn giao giữa hai ca trực, nội dung bàn giao phải được phản ánh đầy đủ trong sổ bàn giao ca và phải được trưởng ca ký giao, nhận.
5. Sau khi hết giờ làm việc buổi chiều phải kiểm tra toàn bộ các phòng chức năng cá nhân, nếu phát hiện những sai sót như: Không khoá cửa phòng làm việc, không tắt các thiết bị điện (điều hoà, máy vi tính, quạt, bóng đèn …) phải có biện pháp khắc phục kịp tắc cầu giao ngoài, để đảm bảo an toàn đồng thời thông báo cho nhà trường. Bảo vệ có nhiệm vụ khóa phòng học học sinh, cửa cầu thang, phòng chức năng tầng trệt ... bơm nước và tắc trạm bơm nước hằng ngày cho nhà trường.
6. Bật hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công tác bảo vệ ban đêm từ 19h00 tối hôm trước và tắt vào 5h30 sáng hôm sau.
7. Trong ca trực: Ngũ, trốn trực, nhờ người khác .... nếu để tài sản của nhà trường bị phá huỷ, mất mát trong phạm vị bảo vệ trực phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
8. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan. Kịp thời đề xuất biện pháp xử lý.
9. Tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy:
a) Nhân viên bảo vệ phải là lực lượng nòng cốt trong tổ chức phòng cháy và chữa cháy. Khi có cháy, nổ xảy ra phải tổ chức cứu chữa.Kịp thời, đồng thời báo ngay cho Ban chỉ huy phòng cháy và chữa cháy và đội công an phòng cháy và chữa cháy.
b) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng và quản lý tài sản, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại.
c) Thường xuyên kiểm tra hệ thống cứu hoả và các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ trang bị cho phòng cháy và chữa cháy, nếu phát hiện hư hỏng phải đề nghị cho sửa chữa và thay thế kịp thời. Nhân viên bảo vệ phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng và chữa cháy.
d) Tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra, tập huấn về phòng cháy và chữa cháy do công an huyện tổ chức.
đ) Không cho đem vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại vào nhà trường.
10. Trực điện thoại, tiếp nhận công văn, thư báo đến nhà trường giờ làm việc và xử lý các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với thông tin khẩn, các loại văn bản có đóng dấu khẩn, hoả tốc, phải báo ngay cho ban giám hiệu giải quyết kịp thời.
b) Đối với các loại văn bản gửi đích danh CB.GV-CNV phải báo ngay cho văn phòng giúp việc xử lý.
c) Đối với các loại văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão ... thì chuyển ngay cho hiệu trưởng,Việc giao nhận các loại văn bản trên phải vào sổ theo dõi.
11. Hướng dẫn phương tiện đi lại của công chức, viên chức, PHHS, học sinh:
a) Hướng dẫn, nhắc nhở công chức, viên chức để ôtô, xe máy, xe đạp đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn, mỹ quan.
b) Phát vé xe đạp, xe máy cho công chức, viên chức khi vào cơ quan làm việc và thu lại vé khi lấy xe ra về.
c) Không để ùn tắc phương tiện trong nhà trường.
d) Đối với xe ôtô cá nhân của công chức, viên chức chỉ giải quyết cho vào cơ quan khi:
- Có giấy phép cho ô tô ra vào nhà trường.
- Điểm đỗ xe dành cho CB.GV-CNV còn chỗ trống.
đ) Đối với khách:
- Hướng dẫn để ôtô, xe máy, xe đạp đúng nơi quy định, phát vé xe máy, xe đạp và thu lại khi phụ huynh lấy xe.
- Xử lý tại chỗ những phương tiện cố tình để không đúng quy định bằng hình thức khoá bánh xe (xe máy, xe đạp) hoặc đặt giấy nhắc nhở trên kính xe (xe ô tô) và thông báo cho chủ phương tiện biết, rút kinh nghiệm, không tái phạm.
Điều 11. Trách nhiệm của giáo viên, nhân viên:
1. Nhận vé xe máy, xe đạp, giấy phép ô tô ra vào nhà trường để sử dụng khi qua cổng nhà trường đi dạy học.
2. Hết giờ làm việc buổi chiều, trước khi ra về phải tắt các thiết bị điện (đèn, điều hòa nhiệt độ, quạt, máy vi tính…) và khóa cửa phòng làm việc.
3. Không cất giữ tài sản có giá trị của cá nhân trong phòng làm việc.
4. Không mang vũ khí, chất dễ cháy, chất độc hại vào cơ quan.
5. Khi vào cơ quan phải để xe ôtô, xe máy, xe đạp đúng nơi quy định, không được gây tiếng ồn quá lớn (rú ga, bóp còi, mở đài to,…); điều khiển ô tô, xe máy đi đúng chiều theo quy định và chạy với tốc độ không quá 20km/h.
6. Khi đi công tác đột xuất, nếu gửi lại xe ôtô, xe máy, xe đạp qua đêm trong cơ quan phải báo với bảo vệ để được hướng dẫn nơi đỗ.
Điều 12. Trách nhiệm của nhà trường:
1. Chủ động sữa chữa kịp thời những hư hỏng của cửa ra vào, cửa sổ phòng làm việc, phòng họp và hệ thống khoá để đảm bảo an toàn cho tài sảncủa đơn vị.
2. Thông báo cho bộ phận bảo vệ các vị trí trọng yếu như: nơi để két bạc, tài sản và hồ sơ tài liệu quan trọng.
3. Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy của đơn vị, chủ động trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy, khi hư hỏng phải bổ sung, thay thế kịp thời theo quy định.
4. Khi có yêu cầu làm việc ngoài giờ hành chính đơn vị phải đăng ký trước (có danh sách cụ thể)
5. Các hoạt động văn hoá, thể thao trong sân trường ngoài giờ hành chính của các ngày làm việc chỉ được hoạt động không quá 19h00 đêm. Nếu tổ chức vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ...) hoặc trong giờ làm việc phải xin phép Hiệu trưởng.
Điều 13. Trách nhiệm của Phụ huynh: Dừng, đỗ phương tiện đúng nơi quy định theo hướng dẫn của lực lượng bảo vệ. Chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường.
 
Chương IV
MỘT SỐ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
 
Điều 14. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ: Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ cho công tác bảo vệ, được thực hiện theo Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các quy định hiện hành.
Điều 15. Trang phục và trang bị cho lực lượng bảo vệ:
-Trong khi làm nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, logo theo quy định.
-Trang phục và trang bị cho lực lượng bảo vệ thực hiện theo quy định tại mục 4 Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26/8/2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghi định 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 16. Chế độ chính sách của bảo vệ:  Hưởng lương và phụ cấp theo quy định ngân sách nhà nước. Chế độ chính sách của bảo vệ được quy định tại Điều 9 và Điều12, Nghị định 73/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 của Chính phủ, mục 2 và mục 3, Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26/8/2002 của Bộ Công An hướng dẫn thực hiện Nghi định 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp...
Điều 17. Điều khoản thi hành: Hiệu trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra bảo vệ việc thực hiện quy chế này ./.
          Trên đây là quy chế hoạt động của bảo vệ trường tiểu học Thanh Tuyền năm học 2016 - 2017.
                                                                             HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGDĐT huyện Dầu Tiếng;
- UBND, công an xã Thanh Tuyền;
- Chi bộ, công đoàn, chi đoàn, liên đội;
- Ban đại diện cha mẹ HS;
- CB.GV-CNV thực hiện;
- Lưu V/T.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

video
Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,003
  • Tháng hiện tại22,103
  • Tổng lượt truy cập1,848,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây