BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
Lịch sử Đảng bộ huyện Dầu Tiếng
Câu 1: Hãy cho biết công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể sau khi huyện Dầu Tiếng được giải phóng ngày 13/03/1975? Nêu những nội dung chủ yếu của công cuộc khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống nhân dân sau ngày giải phóng huyện Dầu Tiếng?
Trả lời:
Ngay từ những ngày đầu sau khi huyện hoàn toàn được giải phóng (13/03/1975), Huyện ủy cùng Ủy ban Quân quản tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết bằng hàng loạt công việc cấp bách vô cùng phức tạp, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn, cứu đói, cứu đau cho nhân dân.
Huyện ủy tập trung cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cùng LLVT huyện phối hợp đội công tác của các đơn vị bộ đội chủ lực và sự hỗ trợ của nhân dân truy bắt bọn ác ôn và tàn binh địch; tổ chức quản lý các cơ sở kinh tế - xã hội phục vụ dân sinh trong thị trấn.
Để tránh địch phá hoại hủy diệt bằng phi pháo, ngày trong ngày 13-14/03/1975, Huyện ủy đã cùng Ủy ban quân quản chỉ đạo tổ chức tháo gỡ máy móc nhà máy chế biến mủ đưa ra lô cao su cất giữ bảo quản.
Xác định nhiệm vụ cấp bách là xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, khôi phục và phát triển sản xuất phát triển sản xuất, trước mắt, tập trung khai hoang, phục hóa, phục hồi sản xuất nông nghiệp, khẩn trương giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Quán triệt Nghị quyết số 16 của Trung ương cục và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy Dầu Tiếng xác định nhiệm vụ cấp bách là tập trung củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở. Huyện ủy quán triệt, giáo dục cho cấp ủy các chi bộ, đảng bộ, cán bộ chủ chốt của các ban ngành, đoàn thể, nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng sau khi giành chính quyền. Mới giải phóng nên cán bộ còn thiếu, năng lực mọi mặt còn nhiều hạn chế; tổ chức Đảng, chính quyền chưa được củng cố, chưa phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền.
Để kịp thời giải quyết tình trạng thiếu cán bộ (cả cấp huyện và xã, ấp), Huyện ủy, ủy ban nhân dân cách mạng Dầu Tiếng chọn lựa hàng chục quần chúng trung kiên, nồng cốt, là đoàn viên thanh niên hăng hái trong công tác đưa về tỉnh dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng cán bộ cho địa phương.
Đến tháng 09/1975, trên địa bàn huyện, bộ máy chính quyền, các đoàn thể của huyện, xã đã được xây dựng, củng cố từng bước, mỗi khu, ấp đều có ban nhân dân cách mạng từ 5 đến 7 người.
Đoàn thanh niên đã thu hút được đông đảo lực lượng năm, nữ thanh niên tham gia. Cùng với việc củng cố, xây dựng các chi đoàn (10 chi đoàn, với 57 đoàn viên), trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tahnsg 09/1975), Hội thanh niên giải phóng huyện đã xây dựng được 3 BCH chi hội (có 15 ủy viên), 8 tiểu tổ với 94 hội viên.
Về công tác xây dựng Đảng, từ ngày 20/01/1975, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã có Nghị quyết số 11-NQ/TU, chuẩn y Ban chấp hành Đảng bộ huyện Dầu Tiếng gồm 11 đồng chí. Do Đồng chí Trương Văn Cao (Tư Cao), giữ chức bí thư, đồng chí Phan Văn Đức (Hai Đức) phó bí thư kiêm chính trị viên Huyện đội.
Những quần chúng tích cực, trung kiên, nhất là lớp trẻ đã được rèn luyện, thử thách qua các phong trào cách mạng, được tuyển chọn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tại trường đảng và các lớp bồi dưỡng ngắn ngày của các ngành trong tỉnh như: Tuyên huấn, thanh niên, phụ nữ, giáo dục, công an, quân sự, thương nghiệp...Thực hiện chủ truong của Tỉnh ủy đã tập hợp một số nhân viên thuộc chế độ cũ, thuộc các ngành nghề như y tế, giáo dục, điện nước... động viên khuyến khích họ trở lại làm việc, tập trung mọi nguồn lực trong xã hội, chung sức xây dựng, củng cố, bảo vệ, chính quyền cách mạng, khắc phụ hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Câu 2: Hãy cho biết, sau ngày giải phóng, hai huyện Dầu Tiếng và Bến Cát sát nhập vào ngày tháng năm nào? Lấy tên gọi là gì? Có bao nhiêu xã, thị trấn? Kể tên đồng chí bí thư và các phó bí thư trong